Sử dụng ô tô công vào mục đích cá nhân bị phạt tới 20 triệu đồng
- Được đăng ngày Thứ tư, 17 Tháng 7 2019 15:04
(TCT online) - Quy định mức phạt đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, Nghị định 63/2019/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với tổ chức giao, sử dụng ô tô công vào mục đích cá nhân, đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn, phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mức phạt từ 10-20 triệu đồng cũng áp dụng đối với trường hợp giao, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không đúng mục đích.
Ngoài ra, đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, Nghị định cũng quy định mức phạt từ 1-5 triệu đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
Phạt từ 5-10 triệu đồng trong trường hợp tổ chức giao, sử dụng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
Đối với hành vi trao đổi tài sản công không đúng quy định (dùng tài sản công của tổ chức để đổi lấy tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà không được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép) bị phạt theo các mức phạt sau: Phạt từ 1-5 triệu đồng trong trường hợp tài sản dùng để trao đổi có giá trị dưới 100 triệu đồng; từ 5-10 triệu đồng trong trường hợp tài sản dùng để trao đổi có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; từ 10-20 triệu đồng trong trường hợp tài sản dùng để trao đổi là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
Đối với hành vi tặng cho tài sản công không đúng quy định (sử dụng tài sản công để làm quà tặng vi phạm Quy chế tặng quà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành) bị phạt tiền từ 20-50 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cụ thể các mức phạt đối với hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết khi không có quyết định phê duyệt Đề án của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại thời điểm thực hiện hành vi. Cụ thể, phạt từ 1-5 triệu đồng trong trường hợp sử dụng tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng; từ 5-10 triệu đồng trong trường hợp sử dụng tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; từ 15-20 triệu đồng trong trường hợp sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
Phạt tiền đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về xác định giá trị tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Mức phạt tiền trên quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Theo VGP
Tin mới
- IMF hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2021-2030 - 15/08/2019 17:29
- Bộ Tài chính và CPA Australia đào tạo chuyên sâu về chuẩn mực kế toán quốc tế - 14/08/2019 16:46
- Tổng cục Thuế triển khai Ngày pháp luật tài chính năm 2019 - 09/08/2019 15:50
- Cán bộ công chức, viên chức nói không với tiêu cực - 02/08/2019 10:59
- Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ ô tô, xe máy - 19/07/2019 09:41
Các tin khác
- Cộng đồng kế toán Việt Nam kết nối 258.000 thành viên trong cả nước - 07/07/2019 21:42
- Báo động tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài - 27/06/2019 09:41
- Ban hành biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện CPTPP - 26/06/2019 21:56
- Nhớ về Thứ trưởng Tài chính Phạm Thị Mai Cương - 21/06/2019 19:11
- Tổng cục trưởng Bùi Văn Nam nhận Kỷ niệm chương của Bộ Kinh tế và tài chính Hàn Quốc - 21/06/2019 17:56